Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Bộ GTVT đang được lấy ý kiến tiếp tục gây xôn xao dư luận với thông tin người có giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 sẽ không được điều khiển xe máy có dung tích động cơ 150cc và người có bằng B1 không được lái ô tô.
Trao đổi với phóng viên về những băn khoăn này, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ – Bộ GTVT), khẳng định pháp luật Việt Nam không có quy định hồi tố. “Vì vậy không có chuyện những người có GPLX hạng A1, B1 bây giờ nay mai không được lái xe môtô dưới 175 cm3 và lái ôtô số tự động, khi luật mới có hiệu lực”, ông Thống nói.
Những năm gần đây, dòng xe hơi số tự động dần chiếm lĩnh thị trường. Nên việc bổ sung loại giấy phép lái xe số tự động khiến nhiều người phân vân bằng B1 có được lái xe số sàn hay không? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong những ngày đầu làm quen với vô lăng và cần số.
Bằng lái xe ô tô B1 có lái được xe số sàn hay không?
Nhiều người “ví” xe ô tô số sàn như một người bạn có khả năng “gây nghiện” đối với những ai có sở thích chinh phục tốc độ. Họ cho rằng, cảm giác lái xe không chỉ đơn giản là cầm vô lăng, đạp ga hay đạp thắng mà còn là những kỹ thuật sang số điêu luyện phù hợp với từng địa hình.
Theo luật GTVT của nước ta quy định giấy phép lái xe B1 gồm 2 loại là bằng lái xe B1 số tự động và B1 số sàn. Để phân biệt giữa hai loại bằng này, tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng, Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe hơi số tự động là bằng B11 và bằng lái xe hơi số sàn là bằng B1.
Xem ngay: khoá học lái xe số tự động B1
Như vậy, khi nói đến giấy phép lái xe ô tô B1, người ta có thể hiểu rằng, người lái được phép điều khiển nhưng không được phép hành nghề lái xe ô tô số sàn và số tự động theo đúng quy định luật GTVT hiện hành với những loại xe như sau:
- Ôtô chở người từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái xe);
- Ôtô tải kể cả ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Ôtô dùng cho người khuyết tật.
- Máy kéo kéo 1 rơ móc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn dành cho xe hơi.
Nếu bạn có đủ điều kiện sức khoẻ và độ tuổi mà muốn lái xe số sàn thì nên học bằng lái B2 chứ không nên học bằng B1 số sàn, vì B2 được phép hành nghề lái xe nên khi bạn cần thì có thể sử dụng lái xe Grap, hay dịch vụ nói chung …
Nâng bằng B11 lên bằng lái ô tô B1 được hay không?
Việc nâng bằng lái xe hơi B11 lên bằng lái ô tô B1 là điều không hề khó. Chính vì vậy, một trong những điều quan trọng tiếp theo bạn cần phải nắm rõ khi sử dụng 1 trong 2 loại bằng lái này là người có bằng lái ô tô hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng.
Từ những quy định trên, nếu bạn là người muốn trải nghiệm cảm giác chinh phục tốc độ với những địa hình khó nhưng đã có bằng lái loại B11 thì việc đầu tiên bạn cần làm là nâng hạng bằng lái từ B11 lên B1.
Chúng ta có thể nâng bằng B11 lên bằng lái ô tô B1 nếu có thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và có 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Hồ sơ nâng hạng bằng lái bao gồm:
- Hồ sơ gốc thi bằng lái B11 (Bộ hồ sơ này được lưu giữ lại khi bạn thi bằng B11 trước đó).
- Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
- Bản sao giấy phép lái xe (Bản chính xuất trình khi thi sát hạch).
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
Qua bài viết này, chúng tôi tin chắc rằng bạn có thể yên tâm điều khiển xe ô tô số sàn khi đã có bằng lái xe B1 (số sàn), thỏa sức chinh phục cảm giác sang số trên mọi địa hình.
Bên cạnh đó, một cơ hội mới cho những ai vốn dĩ chỉ có giấy phép lái xe B11 (số tự động) nhưng lại có mong muốn chạy được xe hơi số sàn bằng cách nộp hồ sơ tại các trung tâm đào tạo lái xe uy tín tại TP. HCM để nâng hạng bằng lái từ B11 lên B1 một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.