Trong năm 2018, có khá nhiều trường hợp bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt vì sử dụng bằng lái xe quốc tế khi điều khiển xe ô tô, xe gắn máy… tại Việt Nam. Như vậy, phải chăng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam không có hiệu lực hay vì một lý do nào khác? Chúng ta sẽ cũng làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.
Bằng lái xe Quốc tế là gì?
Bằng lái xe quốc tế là loại bằng lái được chuyển từ bằng lái gốc mà người sở hữu được quốc gia họ đang sinh sống cấp sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch theo quy định của chính quốc gia này. Loại bằng này cho phép người tham gia giao thông điều khiển các loại xe tương ứng trong lãnh thổ của một số quốc gia nhất định.
Bằng lái xe Quốc tế có 2 loại:
- Loại do Sở GTVT ở các tỉnh hoặc thành phố tại Việt Nam cấp – International Driving Permit được gọi tắt là IDP. Bằng lái quốc tế IDP có hiệu lực ở 86 quốc gia tham gia công ước qốc tế Vienna năm 1968.
- Loại do các Hiệp hội ô tô quốc tế cấp do Mỹ cấp – International Automobile Association được viết tắt là IAA. Bằng lái IAA có giá trị ở 196 quốc gia và có thời hạn lên đến 10-20 năm.
Bằng lái quốc tế rất tiện lợi cho những ai thường xuyên đi du lịch, công tác ở nước ngoài hay công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động, đặc biệt phù hợp với nhu cầu của tất cả những bạn là du học sinh ở Việt Nam và học sinh của nước ta sang nước bạn để học tập.
Ví dụ: anh Trọng đã có bằng lái xe B2 tại Việt Nam và anh sang Thái Lan du lịch. Nếu anh Trọng có nhu cầu điều khiển xe tại quốc gia này thì trước khi rời khỏi Việt Nam, Trọng phải chuyển từ bằng lái xe B2 sang bằng lái quốc tế tương ứng.
Bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam có hiệu lực hay không?
Khi sử dụng bằng lái quốc tế, người dùng cần lưu ý kỹ những thông tin và điều kiện đi kèm để tránh những trường hợp vi phạm ngoài ý muốn. Việc áp dụng giá trị hiệu lực của bằng lái quốc tế đối với người tham gia giao thông nhìn chung được chia thành 2 trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với chủ sở hữu có quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) đã có bằng lái xe nội địa: Cả 2 loại bằng lái quốc tế IDP và IAA đều KHÔNG có hiệu lực (nếu không đi kèm bằng nội địa Việt Nam). Bằng lái xe Quốc tế có hiệu lực khi có cả bằng lái Quốc tế và bằng lái nội địa, mà nếu người có quốc tịch Việt Nam thì chỉ bằng nội địa là được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam
Ví dụ: Chị Trang là người Việt Nam, có GPLX Việt Nam và GPLX quốc tế IAA. Khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông yêu cầu chị xuất trình GPLX, tuy nhiên, chị chỉ mang theo bằng lái quốc tế IAA và không thể xuất trình bằng lái (gốc) Việt Nam è Như vậy, bằng lái xe IAA trong trường hợp này không có hiệu lực nên chị Trang vi phạm luật giao thông đường bộ.
- Đối với chủ sở hữu là người nước ngoài (chưa có quốc tịch Việt Nam): Cả 2 loại bằng lái quốc tế IDP và IAA đều CÓ hiệu lực KHI VÀ CHỈ KHI sử dụng kèm với bằng lái GỐC tương ứng do quốc gia của họ cấp.
Ví dụ: Như trong trường hợp đầu tháng 3 vừa qua, cảnh sát giao thông không chấp nhận bằng lái xe quốc tế của một anh người Đức khi anh chỉ xuất trình bằng lái xe quốc tế nhưng không xuất kèm bằng lái xe gốc do nước Đức cấp.
Ngày nay, với những lợi ích và sự tiện dụng của nó mà bằng lái xe quốc tế ngày càng được nhiều người sử dụng. Tuy nhên, việc sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam nói riêng và các nước khác trong Công ước nói chung, người tham gia điều khiển xe ô tô, gắn máy… chỉ có hiệu lực khi đi kèm cùng với bằng lái xe gốc do nước sở tại cấp và còn thời hạn sử dụng như quy định. Chính vì vậy, những ai có nhu cầu chuyển đổi sang loại bằng lái này cần phải tìm hiểu rõ thông tin về loại bằng này cũng như lựa chọn trung tâm có uy tín để được hướng dẫn và bằng được cấp là bằng hợp pháp.
Xem ngay: Bảng giá đổi bằng lái xe Quốc tế