Học lái xe hơi với các bước cơ bản
Đối với người mới bắt đầu học lái xe hơi, thì việc học và thi lái xe sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để hạn chế được những trở ngại này, bạn cần tham khảo những điều lưu ý dưới đây.
Học lái xe hơi cũng giống như việc học các môn học khác trên ghế nhà trường. Chúng ta đều phải học theo trình tự phân bố của chương trình đào tạo đã đề ra.
- Tập làm quen với xe hơi
Trong hành trình của bạn, “con” xe như là người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường. Vì vậy, để hiểu rõ về người bạn mới này, bạn cần phải bỏ ra một khoảng thời gian để làm quen và tìm hiểu.
Để đảm bảo an toàn cho bạn, khi ngồi vào ghế lái, điều đầu tiên bạn cần làm chính là cài dây an toàn trước khi khởi động xe. Thắt dây an toàn là điều vô cùng quan trọng, nó quyết định đến việc hoạt động của túi khí của xe. Sau đó là kiểm tra các cửa của xe đã được đóng hay chưa.
Tiếp theo, bạn cần phải điều chỉnh ghế lái sao cho tư thế ngồi lái của bạn được thoải mái nhất. Điều này giúp bạn tiếp cận với vô lăng một cách thuận tiện, tầm quan sát của bạn cũng sẽ rộng hơn nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của gương chiếu hậu.
- Sử dụng hộp số đúng cách khi lái xe hơi
Nếu người học lái xe hơi học lái xe số tự động B1 thì bạn không cần phải lo ngại về các bước sang số trong khi lái.
Cần số xe số sàn
Cần số xe số tự động
Riêng đối với xe hơi số sàn thì các bước sang số bạn buộc phải nắm thật vững. Từng đoạn đường, từng loại địa hình sẽ có những chế độ chạy tương ứng với mỗi số khác nhau. Điều này không chỉ giúp bạn an toàn khi lái mà còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và tuổi thọ của xe.
Ví dụ: Số N là chữ viết tắt từ “Neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không chuyển động. Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp khi xe gặp sự cố cần được kéo, đẩy xe; khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường…
Khi học lái xe hơi, chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N trong các tình huống phổ biến sau:
Thứ nhất: Khi khởi động
Đối với xe số sàn, số N bao giờ cũng được mặc định khi khởi động. Còn đối với xe số tự động, khi khởi động bạn có hai lựa chọn là ở số N hoặc số P (Parking).
Thứ hai: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên
Với xe số sàn hay số tự động, trong trường hợp xe phải dừng với thời gian hơn 30 giây, thì bạn cần phải cho số xe về vị trí số N (hoặc P) kết hợp với kéo thắng tay trong lúc xe vẫn nổ máy.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều học viên học lái xe hơi vẫn để số D và đạp phanh, hay để số 1 và đạp côn khi xe dừng đèn đỏ, rước khách… Điều này, về lâu dài sẽ tạo một thói quen không tốt cho người lái, gây hư hại cho hộp số, hao nhiên liệu và xấu hơn là sẽ tăng nguy cơ gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Thứ ba: Tham gia điều khiển xe hơi
Đối với xe số tự động bạn chỉ cần để số D(drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy. Cho nên, số N được nhà sản xuất xe thiết kế là số trung gian để chuyển tiếp từ số này sang số khác. Chính vì vậy, khi muốn sang số, người lái cần phải về số N rồi mới sang số khác. Đây là bài học căn bản, đầu tiên khi bạn học lái xe hơi.
Thứ tư: Những tình huống không được phép cài số N khi lái xe.
Với ý nghĩ là sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi xe xuống dốc, nên nhiều người đã chuyển xe về số N kết hợp với nhấp, nhả phanh. Cách hiểu này là hoàn toàn không đúng kỹ, không giúp tiết kiệm được bao nhiêu nhiên liệu, mặt khác nó lại mang đến rất nguy hiểm.
Có thể nói, đây là một hình thức tự sát khi học lái xe hơi. Bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe sẽ lao theo quán tính, làm cho bạn khó có thể kiểm soát được tốc độ. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.
- Nắm vững luật giao thông đường bộ khi học lái xe hơi
Người Việt Nam mình có câu “Lý thuyết trước, thực hành sau”. Học và nắm thật kỹ lý thuyết sẽ giúp cho học viên cảm thấy dễ dàng hơn khi được thực hành lái xe. Bên cạnh đó, nắm rõ lý thuyết sẽ giúp cho người điều khiển xe lưu thông trên đường kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ một cách hiệu quả nhất có thể, hạn chế tỉ lệ gây tai nạn giao thông như việc hiểu được các biển báo giao thông, xử lý thắng, chuyển hợp số…
Đối với người mới học lái xe hơi cần lưu ý những vẫn đề sau:
- Nắm vững lý thuyết về các bước vận hành xe hơi.
- Thuộc, hiểu các biển báo cơ bản của giao thông đường bộ
- Biết được các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Không lái xe ở trạng thái đã có rượu, bia hoặc các chất kích thích độc hại khác…
- Chạy với tốc độ trong phạm vi cho phép
- Không đi vào đường cấm, đường ngược chiều. Đặc biệt, không đậu xe ở những khu vực, tuyến đường không cho phép.
- Điều chỉnh ghế ngồi lái xe hơi và gương chiếu hậu
Tư thế ngồi lái rất quan trọng đối với người điều khiển xe hơi. Sự thoải mái giúp bạn thao tác cấc bước một cách dễ dàng và an toàn.
Các bước thực hiện:
- Cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm nhìn của bạn.
- Điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái.
- Kiểm tra: Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng, 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái, có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên.
- Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe.
Lưu ý: Có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do việc mang giày cao gót khi lái xe hơi (nữ). Chính vì vậy, đối với nữ giới, khi học lái xe hơi cũng như khi tham gia giao thông, các bạn không nên mang giày cao gót để đạp thắng… Giày cao gót sẽ làm cho bạn bị hạn chế khả năng linh hoạt và giảm cảm giác tiếp xúc giữ chân với phanh.
- Thế nào là cầm vô lăng đúng cách?
Vô lăng là một trong các phần quan trọng nhất, liên kết trực tiếp giữa xe với người lái.
Người học lái xe hơi cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Vô lăng như chiếc đồng hồ, và việc xoay vô lăng cũng phải tuân thủ đúng theo chiều quay của nó để thực hiện được chủ đích của người lái và tính an toàn.
Để xác định đúng vị trí và kỹ thuật cầm vô lăng, người ta quy ước chia vô lăng thành 2 vị trí nắm khi lái theo hướng thẳng: vị trí từ 9-10 giờ là vị trí nắm của tay trái, vị trí từ 2-4 giờ là vị trí nắm của tay phải. Khi nắm, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.
Các ngón tay nắm vô lăng không được quá chặt cũng không quá lỏng, mà phải thật tự nhiên, thoải mái nhất.
Hướng chuyển động cùng chiều với hướng xoay của vô lăng. Các vị trí đặt tay lái khác trên vô lăng như 1-3 giờ, 6-7 giờ…phụ thuộc vào hướng chuyển động của xe theo ý người lái
Đây là những lưu ý cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng cho các học viên. Chính vì vậy, mà người mới học lái xe hơi cần phải nắm rõ để đạt được quả cao trong kỳ thi sát hạch và tăng tính an toàn khi tham gia giao thông.